Tục lệ thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Ngọc Hoàng Đại Đế, gọi tắt là Ngọc Đế là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình.
Nguồn gốc
Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Thượng Đế. Tuy nhiên từ đời Thương thì Thượng Đế đã hoàn toàn chì là một vị thần, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sổng tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau: ,
- Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế: dời Chu.
- Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này.
- Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế.
- Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế.
- Diễm Hoa Thiếu Vi Ngọc Đế, Thiên Tiên Định VỊ: thời Hán Ai đế.
- Tử Vi Ngọc đế: đời Hán Quang Vũ đế.
- Ngọc Hoàng Đạo Quân, Cao Thượng Ngọc Đế: thời Nam Triều.
- Hạo thiên Kim khuyết Vô thượng Chí tôn Tự nhiên Diệu hữu Di la Chí chân Ngọc hoàng Thượng đế, Huyền khung Cao thượng Ngọc hoàng Đại đế.
- Đến đời Minh, danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Vua Ngọc, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao).
Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng Đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Thể.
Ý nghĩa
Ngọc Hoàng Thượng Đế còn được gọi với nhiều danh từ khác nhau: Chúa Trời, ông trời, Đại Từ Phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí Tôn... (Ngọc Hoàng Thượng đế được gọi với rất nhiều danh từ khác nhau tùy theo mỗi dân tộc và tôn giáo trên thế giới). Theo triết lý của đạo Cao Đài Ngọc Hoàng Thượng đế là đấng tạo hóa sáng lập ra càn khôn vũ trụ và vạn vật, là nguồn cội của các tôn giáo, Ngài là đấng tối cao toàn năng, Ngài làm chủ cả Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Ngài vì lòng yêu thương vô tận mà biến hóa ra càn khôn vũ trụ và vạn vật. Từ lúc hỗn độn sơ khai trong càn khôn vũ trụ không có gì hết chỉ có khí hư vô (còn gọi là hư vô chi khí), khí ấy mới biến hóa mà sinh ra Ngọc Hoàng Thượng đế ngự tại ngôi thái cực, vl lòng yêu thương vô tận Ngài biến hóa từ thái cực sinh lưỡng nghi (tức là âm dương hay còn gọi là đạo), rồi lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hóa vô cùng tạo ra càn khôn vũ trụ và vận vật.
- Trong càn khôn vũ trụ này có 3.000 thế giới và 72 quả địa cầu, nên có 3.072 vị thiên đế (tức là Phạm Thiên Vương) do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hóa thân ra để chưởng quản, Ngọc Hoàng Thượng đế là chủ của các vị Thiên Đế nên gọi Thượng Đế là Đại La Thiên Đế.
- Ngọc Hoàng Thượng đế là nguồn cội của các tôn giáo: Ngày nay trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo có một đặc thù riêng song vẫn có chung một triết lý cơ bản, tùy vào mỗi tôn giáo có mỗi bật tu khác nhau gồm có: Nhân Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo.
Ngọc Hoàng Thượng Đế trong Đạo giáo
Theo Đạo giáo thì Ngọc Hoàng là một vị thần được Nguyên Thủy Thiên Tôn ủy quyền thay minh trông coi thế giới và thiên dinh. Hoặc Ngọc Hoàng chính là hóa thân của Tam Thanh.
Ngọc Hoàng Thượng Đế trong truyền thuyết dân gian
Có truyền thuyết dân gian cho rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế vốn người trần, tên là Trương Hữu Nhân, là trang chủ thôn Trương Gia Loan. Vì tính hay nhường nhịn, ông được gọi là Trương Bách Nhẫn; do hay giúp đỡ, ông được gọi là Đại Quý Nhân.
Trương Hữu Nhân có một vợ họ Vương, và bảy cô con gái: Đại Thư, Nhị Thư, Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ.
Truyền thuyết về Ngọc Hoàng Thượng Đế chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Theo thuyết này thì Ngọc Hoàng đã tu 1550 kiếp, mỗi kiếp (kalpa) dài 126 nghìn năm, mới lên được ngôi vị Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng và Dương mẫu có duy nhất một người con gái được gọi là công chúa. Bảy nàng tiên theo truyền thuyết là con Ngọc Hoàng, thực chất chỉ là bảy tiên nữ theo hầu hạ Dương mẫu.
Ngọc Hoàng Thượng Đế trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam
Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao, tuy nhiên Ngài lại không được thờ cúng nhiều.
Viết bình luận