Tiết Thanh minh - Nguồn gốc, ý nghĩa & phong tục cần biết
Mục lục nội dung
1. Tiết Thanh minh là gì?
Tiết Thanh minh hay còn gọi là Tết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày. Theo nghĩa đen, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết xuân phân (giữa xuân) qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.
Theo quy ước, tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày mùng bốn, ngày mùng năm tháng Tư Dương lịch, khi kết thúc tiết xuân phân, và kết thúc vào khoảng ngày 20, 21 tháng Tư Dương lịch (khoảng tháng Ba Âm lịch).
Đây chính là ngày giỗ Tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
2. Các phong tục trong những ngày tiết Thanh minh
- Tục tảo mộ: Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, các bậc tổ tiên đã khuất. Nên trong ngày này, người ta chăm sóc, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, đắp lại nấm mộ cho đầy đặn, loại bỏ hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ. Sau đó, người tảo mộ đặt đồ cúng, thắp hương, đốt vàng mã tưởng nhớ người đã khuất. Đồ cúng thường là rượu, hoa quả, hoặc xôi thịt,...
- Cúng gia tiên: Đây cũng là dịp nhiều dòng họ tổ chức giỗ tổ của họ mạc mình. Vì vậy, ngoài tảo mộ, người ta còn tổ chức làm cỗ cúng tổ tiên và ăn uống.
- Đi chơi hội: Tháng Ba Âm lịch là thời điểm nhiều lễ hội được diễn ra. Mọi người cùng nhau đi chơi hội. Đi chơi cùng gia đình và tản bộ cũng là các hoạt động được yêu thích trong dịp này.
3. Tiết Thanh minh trong thơ ca
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
chị em sắm sửa Bộ hành chơi xuân.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Viết bình luận