Nghi thức hành lễ trong tập tục thờ cúng ở Việt Nam
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về nghi thức cúng, khấn, vái, lạy trong tập tục thờ cúng
Nghi thức cúng là gì?
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp hương (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phúc lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương (hương), khấn, lạy và vái.
Nghi thức khấn là gì?
Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra”.
Nghi thức vái là gì?
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang dầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, dưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái.
Nghi thức lạy là gì?
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mfnh. Có hai thế lạy: Thế lạy của nam giới và thế lạy của nữ giới. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.
Thế lạy của nam nữ khác nhau như thế nào?
- Thế lạy của nam giới: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Thế lạy của nam giới là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quỳ gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và dưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quỳ để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra. Có thể quỳ bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quỳ chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quỳ chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân dó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng, sở dĩ phải quỳ chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy phủ phục của các nhà sư rất khó. Các thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất, đồng thời quỳ hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các thầy đã tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng mới đi lễ chùa, mọi người phải cẩn thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy thầy thì rất có thể mất thăng bằng.
- Thế lạy của nữ giới: Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rói đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để dầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy. Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quỳ hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
Thế lạy của nam giới có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của nam giới có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chì có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của nam giới, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đúng vái. Thế lạy của nam giới và nữ giới là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có lòng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của nam giới, ta phải tập dượt lâu mới nhuần nhuyễn dược. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.
2. Ý nghĩa của số lần lạy và vái
Số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Sau đây chúng tôi xin trình bày về ý nghĩa của vái và lạy. Đây là phong tục đặc biệt của Việt Nam
- Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái:
Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống có thể khấn sao cũng được. Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em ta nên lạy 2 lạy. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, những người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì,..., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái. Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.
- Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái:
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đày là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tầng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.
- Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái:
Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (Đồng: Thuộc dương, Tây: Thuộc âm, Nam: Thuộc dương, và Bắc: Thuộc âm), và tứ tượng (Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm). Nói chung, 4 lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.
- Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái:
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng vương, quý vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt. Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy. Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận.
3. Tìm hiểu đặc trưng của nghi thức tế lễ
Tế lễ có tính tập thể
Tập thể ở đây có thể là quốc gia, làng xã; có thể là một cộng đồng hay một hội đoàn. Như vậy, tế cũng là cúng nhưng hình thức và nghi thức to lớn hơn cúng (cho gia đình, họ tộc). Tế thường có âm nhạc và có một ban tế gồm nhiểu người, nhiều chức sắc...
Tế lễ và cúng có khác nhau?
Tế lễ có 2 điểm khác với khấn và cúng:
- Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những vị Thần lớn như: Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Không Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, các vị Thần Thành hoàng của làng xã...
- Tế lỗ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục. Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.
Mỗi buổi tế gọi là một diên tế. Thông thường có 2 diên tế: Túc Yết và Đoàn Cả (còn đọc là Đàn cả):
- Túc: Đêm (trực túc: gác đêm); yết: Ra mắt. Túc Yết là “lễ hương chức làng dàng lễ ra mắt các vị Thần trong lúc “Kỳ Yên". Như thế, đúng ra diên tế Túc Yết phải cử hành về đêm hay ít ra là vào buổi chiều.
- Đoàn: Một đám người đông đảo; cả: Lớn, đông. Đoàn cả là sự tề tựu đông đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn Cả là diên tế chính trong dịp lễ Kỳ Yên tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thẩn.
Thành phần ban tế
- Chủ tế (còn gọi là chủ tế, hay chánh tế): Chủ chủ tế trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỏ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng... hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
- Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bôi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy.
- Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (dọc) nghi thức hành lễ. Đây là người giữ vai trò người điều khiển chương trình của buổi lễ.
- Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm...
- Chấp sự: Những người chấp sự đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc...)
- Đổng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.
Nghi thức tế trải qua 4 giai đoạn
- Thứ nhất là nghênh thần: Chủ tế lễ 4 lễ.
- Thứ hai là hiến lễ: Dâng lẻ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bổi tế đều quỳ để hiến lễ, đọc văn tế (đọc chúc).
- Thứ ba là ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban.
- Thứ tư là lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.
Cách thức ăn mặc và động tác trong tế từ lâu đã được cung đình hóa.
Vái lạy trong các nghi thức tế lễ
"... Từ đời xưa, vua đối với bầy tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ “tôn quân ti thần”, nên thiên tử không đáp lạy bầy tôi nữa... Từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lẻ túc bái đáp lại. Còn vái là nghi thức lúc đã lễ xong... Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan, cung vái bậc trưởng quan. Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến Cổ điển lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra...” (Trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ trang 174).
Theo đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xã giao, không chỉ vái lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hóa phương Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng, ti ấu).
Theo phong tục lễ giáo thì bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, trò chào thầy trước. Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính minh.
Theo Đạo giáo (Lão giáo), chủ trương “tay trái" là “tay tôn kính" vì theo tập quán “Người nước Sở trọng tay trái, mà Lão Tử lại là người nước sở”, vì thế nên “phía bên trái” được coi trọng.
Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm hương vào lư hương. Khi quỳ lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quỳ xá xuống đất. Khi lạy xuống thì quỳ gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quỳ hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.
Ngày xưa, người ta lấy hình thức “bốn lần quỳ thực hiện tám lẩn xá” gọi là “lễ kính tối cao”. Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quỳ một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.
Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cầm hương, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu hương hơi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa hương quá hai lông mày, nếu xá thấp thl từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.
Nếu không cầm hương thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn.
Về mặt phẩm vật cúng tế, Đạo giáo chọn “tứ hỷ ngũ quả”, cúng đường bốn món, sáu món, bảy món hoặc mười món, không có chủ trương giết lợn, mổ dê để cúng tế.
- Tứ hỉ gồm: Trà, rượu, ml sợi, cơm.
- Bốn món cúng đường là: Hoa, nước trà, hương, đèn sáp.
Trong đó, hương tượng trưng cho sự “vô vi”, hoa tượng trưng cho “tự nhiên”, nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh”, đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa, biến hóa theo chiều thuận", nghĩa là bốn món nêu lên ý niệm cơ bản của Đạo giáo: "thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa”.
- Bảy món củng đường là: Hương, hoa, đèn sáp, nước trà, trái cây, cơm, âm nhạc.
- Mười món cúng đường là: Hương, đèn, hoa, trái, trà, cơm, rau cải, vàng bạc, châu ngọc, y phục.
Thủ tục, diễn tiến của buổi tế lễ
Diễn tiến buổi tế tương tự như lớp lang của một bản kịch ngắn mà ban tế cần hiểu biết trước thật rõ ràng; đôi khi phải tập dượt nhiều lần cho suôn sẻ, để giữ sự long trọng của buổi tế. Chi tiết diễn tiến thay đổi tùy miền, tùy loại tế.
Sau đây xin liệt kê thủ tục diễn tiến của một buổi lễ tiêu biểu (của một dòng họ). Thủ tục sẽ được Đông xướng, Tây xướng (hay Nội tán) đọc lớn từng bước, làm từng giai đoạn một - Ngày nay, chỉ nên đọc (hoặc làm) phần chữ Việt trong ngoặc là dù);
1. Khởi chinh cổ (Nổi trống chiêng)
2. Nhạc sinh tựu vị (Ban nhạc vào vị trí)
3. Củ soát tế vật (Kiểm tra lễ vật cúng)
4. Chấp sự giả các tư kỳ sự (Những người phụ trách cúng vào vị trí của mình)
5. Chủ tế dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở (Chù tế và mọi người phụ trách củng vào chỗ rửa tay)
6. Quán tẩy (Rửa tay)
7. Thuế cân (Lau tay)
8. Bồi tế viên tựu vị (Bổi tế vào vị trí)
9. Chù tế viên tại vị (Chủ tế vào vị trí)
10. Thượng hương (Dâng hương)
11. Nghinh thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế cùng sụp lạy)
12. Hưng (Chủ tế và bổi tế đứng dậy)
13. Bái (Lạy)
14. Hưng (Đứng dây)
15. Bình thân (Đứng ngay thẳng)
16. Hành sơ hiến lỗ (Lỗ dâng rượu lần dẩu)
17. Nghệ tửu tôn sở, tư tôn giá cử mịch (Chủ tế đi ra chỗ án để rượu, người chấp sự mở cái miếng phù trôn mâm dài ra)
18. Chước tửu (Rót rượu)
19. Nghệ dại vương thần vị tiền (Hai người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu nhất)
20. Quỵ (Chủ tế và bổi tế quỳ cả xuổng)
21. Tiến tửu (Một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho chủ tế vái một vái rồi giao trả người chấp sự)
22. Hiến tửu (Những người chấp sự dâng rượu đi hai bên, hai tay nâng cao đài rượu đi vào nội điện. Xong trở ra)
23. Hưng, bình thân, phục vị
24. Độc chúc (Hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra)
25. Nghệ độc chúc vị (Người Nội tán dẫn chủ tế lên chiếu trên)
26. Giai quỵ (Chủ tế, bồi tế, hai người bưng chúc đọc chúc đều quỳ cả xuống)
27. Chuyển chúc (Người bưng chúc đưa cho chủ tế. chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người đọc chúc)
28. Độc chúc (Người dọc chúc lẩn này đọc bản vần tế. Đọc xong văn tế, chủ tế lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại xướng lễ trở lại để dâng hai tuần rượu nữa. Tuần thứ hai là Á hiến lễ và tuần thứ ba gọi là Chung hiến lễ)
29. Ẩm phúc (Hai người vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu)
30. Nghệ ẩm phúc vị (Người chủ tế đi ra bước lên chiếu thứ nhì)
31. Quỵ (Chủ Tết quỳ xuống, hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế)
32. Ẩm phúc (Chủ tế bưng lấy chén rượu vái, lấy tay áo che mồm uống một hơi hết ngay)
33. Thụ tộ (Chủ tế cầm khay trầu vái rồi ăn một miếng)
34. Tạ lễ cúc cung bái (Chủ tế và bổi tế cùng lạy tạ bốn lạy)
35. Phần chúc (Người đọc chúc đem văn tế đốt đi)
36. Lễ tất (tế đã xong)
Trong buổi tế lễ này có một số điều cần chú ý như sau:
- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thl phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của minh, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.
- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chù tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.
Văn tế, văn chúc
Bài văn Tế thường do chủ tế đọc. Nhưng cũng có thể do một người nào đó trong ban tế đã được chỉ định trước. Ngày xưa, bài văn tế thường viết bằng chữ Hán... Tuy nhiên ngày nay dân gian dùng thẳng chữ Quốc ngữ (tương tự như văn khấn của cúng giỗ).
4. Trình tự các nghi thức cúng lễ
Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ, Tết... Bàn thờ gia tiên nói chung có thể cúng mặn hay chay. Nhưng khi cúng cơ bản thường có các đồ lễ như trầu, cau, rượu, thuốc lá, giấy tiền vàng bạc thật và giả, đèn, nến, đĩa muối gạo. Có thêm 3 chén trà, 3 chén rượu, 3 chén nước để tượng trưng cho Tam tài:
Thiên: Có Nhật - Nguyệt - Tinh tú.
Địa: Có Thủy - Hỏa - Phong.
Nhân: Có Tinh - Khí - Thần.
Có 9 ngọn nến, 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật - Nguyệt, 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao Bắc Đẩu - Quê hương, cội rễ của loài người.
Trong các lần cúng nên có sớ để tấu trình.
Lưu ý:
- Các bát hương nên dùng keo dán sắt dán chặt vào bàn thờ để tránh trường hợp khi lau chùi bị động bát hương, khó làm ăn.
- Chân hương chỉ nên rút bớt vào ngày 23 tháng chạp và hóa cùng tiền giấy vàng.
- Bốc bát hương nên dùng tro rơm nếp hay trấu để đổ vào bát hương, không nên dùng cát, vì như vậy cuộc sống sẽ nặng nề, khó ngóc đầu dậy được.
- Khi hóa vàng nhớ dổ vài ly rượu vào để khí bốc. Không dùng nước để dập lửa khi đốt vàng mã.
- Bình thường nên thắp mỗi bát một nén hương lúc bình thường (cắm vào giữa); Thắp 3 nén hàng ngang khi cầu xin điều gì. Thắp 5 nén hình chữ thập trong các ngày giỗ, Tết.
5. Tìm hiểu thêm về tập tục thờ cúng, tế lễ
Người phương Tây coi trọng ngày sinh còn người phương Đông coi trọng ngày mất của tiền nhân và sùng kính các đấng Thần linh vì họ cho rằng có linh hồn nên chú tâm việc thờ cúng, tế lễ. Song hiểu cặn kẽ về việc này xem ra không phải dễ.
Bàn về nguồn gốc
Cho đến nay, hiện chưa tìm thấy tư liệu nào chỉ rõ việc thờ, cúng, lễ, bái dược bắt đầu từ bao giờ, khởi nguồn từ đâu? Song nhiều nhà nghiên cứu văn hóa suy đoán rằng: Nơi nào có con người sinh sống và được tổ chức thành xã hội thì từ những hoạt động cộng đồng vui mừng tự phát ban đẩu dần hình thành những nghi thức. Như vậy, có thể nói nó hiện hữu cùng với sự có mặt của con người ngay từ thuở sơ khai.
Tế lễ thờ phụng được hình thành, bổ sung, hoàn thiện, lưu truyền trong lòng dân nên đương nhiên có dị biệt từng vùng miền, dòng họ. Song giống nhau ở mục đích, tác dụng, nơi tiến hành. Với người Việt, đã trở thành “Lễ nghi phong hóa” tức là cách thức bày ra trong sự cúng tế cho được trật tự, trang nghiêm, kính cẩn dã thành phong tục tập quán của cả dân tộc. Đó là vấn đề tâm linh, là điều thiêng liêng thấm vào máu thịt mỗi người.
Trong xã hội Việt từ cổ đại đã tồn tại mối quan hệ sâu sắc xây dựng trên cơ sở huyết thống. Do vậy, việc thờ cúng, lễ bái đã được chắt lọc từ ngàn đời, được hấp thụ tinh hoa từ các tôn giáo và lân bang trở thành một trong những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại mà lớp hậu sinh cần coi trọng.
Ngoài thờ Tổ tiên những người theo Phật giáo hay không theo tôn giáo nào ở ta còn thờ Thần linh; thờ Phật; thờ Thổ công - Thổ địa - Thổ kỳ. Nhưng người hiểu rõ ý nghĩa và giá trị vấn đề thì ít, người hiểu thiếu đầy đủ, lệch lạc, có thể coi thường nhưng cũng có khi thái quá lại nhiều. Với những người xa quê lâu ngày, ông, bà, cha, mẹ mất sớm, trước vốn khó khăn nay mới đủ ăn... thì càng lơ mơ về ý nghĩa, giá trị và cách thức của các "Lễ nghi phong hóa” thiêng liêng này. Và theo trào lưu chung “thương mại hóa” hiện nay thì vấn đề thờ, cúng, lễ, bái dễ mất đi giá trị thực, không tạo được niềm tin vững chắc cho thế hệ trẻ.
Do vậy, muốn phục hồi, phát huy giá trị tốt đẹp vốn có của nó, từng người, mỗi gia đinh, dòng họ... cần có những hiểu biết nhất định sẽ vừa tránh mất tiền, vừa tránh vô tình làm giảm giá trị truyền thống lại giúp ích được nhiều cho bản thân, gia đình trong cuộc sống, công việc. •
Mục đích của việc thờ cúng
Việc thờ phụng, lễ bái được chăm lo bởi ai cũng tin rằng việc đó mang lại lợi lạc cho đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, gia tộc, tôn giáo, làng xã, quốc gia. Suy cho cùng, đó là sự trở về nguồn, để tỏ lòng tri ân, để tu tâm, tích đức và giãi bày khi gặp trắc trở của mỗi người.
Thờ nghĩa là thể hiện, tỏ bày sự tôn kính của mình với tiểu nhân và với Thần, Thánh, Phật, Chúa thể hiện rõ đạo lý “trung, tín, hiếu". Ngược lại, con mà không thờ tổ tiên là con bất hiếu; dân mà không thờ tổ quốc là kẻ bất trung; tín đồ mà không thờ đức Giáo Chủ của mình là người bất tín.
Cúng là dâng lễ vật lên thẩn thánh hoặc linh hồn người chết, theo tín ngưỡng hoặc theo phong tục cổ truyền. Gọi đủ là “Cúng đường”, đó là danh từ của Phật giáo, được chuyển ngữ từ hai chữ “Cung dưỡng” của tiếng Hoa.
- Cung dưỡng: Nghĩa là cung ứng theo sự nhu cầu về vật chất của những kẻ thiếu thốn và nuôi dưỡng khi họ đói cơm rách áo...
- Cúng đường: Nghĩa là dâng hiến những lễ vật lên các bậc tôn kính, mong cầu ơn trên chứng minh.
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tín ngưỡng. Nhưng đó không phải là tôn giáo vì không có giáo lý, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị... “Đã nói tới tín ngưỡng dĩ nhiên có vấn đề tin và không tin”. Đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là sự hiển nhiên, không có nghi vấn tin hay không tin. Sự thờ cúng chính là sự gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ linh thiêng. Đối với người Việt Nam, chết không có nghĩa là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn còn lui tới với gia đình. Thể xác thì tiêu tan, nhưng linh hồn thì bất diệt.
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt quan trọng nhất trong việc thờ cúng tổ tiên, nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất. Theo tục lệ, ngày giỗ là “chung thân chi tang” có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người. Mỗi năm vào đúng ngày chết của một người là một lần giỗ thường được tính theo âm lịch cho nên người xưa thường quan trọng ngày cúng giỗ ông bà cha mẹ. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cầm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. Trong đó Tổ nghề là một người có công lớn đối với một nghề nào đó hoặc giúp phát triển hoặc sáng tạo ra nghề đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập.
Không chỉ ngày giỗ, việc khấn cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mùng một, ngày rằm, và các dịp lễ, tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... hoặc gặp điều gì đó trắc trở, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, che chở, dẫn dắt hậu thế hay để tạ ơn khi công việc thành công.
Với tổ tiên và những đấng tối cao vô hình thì sự sinh hoạt ăn uống chỉ bằng "hương hoa” không giống như sự ăn uống của người thường và con cháu cúng đường là đem hương vị của món đồ dâng lên thành kính tưởng niệm để tri ân và báo ân rồi lại “thụ lộc” chứ có mất đi đâu. Nên không cần mâm cao cỗ đầy, bày vẽ tốn kém, cốt là tấm lòng và cách bày xếp, khấn cầu.
Tác dụng của việc thờ cúng, lễ bái
Việc thờ cúng lễ bái nhằm nhớ và báo ơn những đấng sinh thành, những người đã từng hy sinh, đã giáo hóa tạo nên chúng ta cũng như gây dựng nên dòng họ, Tông Môn của mình hoặc tạo cho ta niềm tin trong cuộc sống.
Đổng thời việc làm đúng đắn nay giúp giáo dục con cháu về cội nguồn, thiêng liêng hóa Tông Đường để tự hào, tiếp nối sự nghiệp hiển vinh dòng họ, môn phái, quê hương, quốc gia...
Việc thờ cúng lễ bái có thể nhận được sự “phù hộ độ trì" của tiên tổ, các đấng Thần, Thánh đối với những người hành lễ. Khi đó đối tượng được thờ cúng sẽ che chở, bảo vệ, chữa trị cho đối tượng hành lễ khi gặp khó khăn, nguy hiểm, mắc bệnh hay ngăn ta làm điều ác, khuyến khích làm việc thiện.
Địa điểm thờ cúng, lễ bải
- Nhà thờ:
Làng xã có Am, Miếu, Đền, Chùa, Nhà Nguyện, Nhà Thờ, Tòa Thánh...; gia đình, gia tộc có nhà thờ họ... là những công trình kiến trúc dùng để thờ cúng và tiến hành việc lễ bái. Với Việt Nam, chúng ta có địa điểm thờ Quốc Tổ chung cả nước - đó là quần thể khu vực Đền Hùng.
Từ đường là nhà thờ tổ tiên của một dòng họ. Với mỗi gia đình việc thờ cúng ông bà, bố mẹ thường thực hiện tại nhà trưởng nam hoặc người lập tự và thực hiện đúng kỷ niệm ngày mất. Nay do con cái thường ở xa nơi sinh thành và bận nhiều việc nên các năm thứ 5, 15, 25... gọi là giỗ chẵn, năm thứ 10, 20, 30... gọi là giỗ tròn sẽ làm lớn hơn, con cháu đông đủ; các năm khác con cháu ở xa có thể thực hiện nghi thức giỗ vọng hay có thể luân phiên từng nhà, từng khu vực để anh em rõ gia cảnh.
Nếu chùa, đền, miếu, phủ, am thiên về tính âm, là “vãng sinh đường" cho khách thập phương được đặt ở nơi u tịch, thâm nghiêm, cách chổ quần cư thì từ đường hay gia đường lại mang tính dương, nên dựng nơi gần con cháu.
- Gian thờ:
Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo: không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Bàn thờ được đặt trong gian thờ.
Bàn chất trường khí phòng thờ thuộc tính âm, hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén hương phải xin phép gia chủ. Về Ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày lại mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách và theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái. Hoặc đặt nơi trang trọng và cùng hướng hợp mệnh chủ.
Viết bình luận