Tết Nguyên tiêu - Nguồn gốc, ý nghĩa & phong tục cần biết
Mục lục nội dung
1. Tết Nguyên tiêu là ngày nào?
Tết Nguyên tiêu có nhiều tên gọi khác nhau, có thể gọi là Nguyên tịch, Nguyên dạ hay Tết Thượng nguyên, dân gian còn gọi đơn giản là Rằm tháng Giêng.
2. Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ đâu?
- Tương truyền năm 180 TCN, vua Hán Văn - nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc - được lên ngôi đúng vào ngày Rằm tháng Giêng. Để chúc mừng, vua Hán Văn quyết định lấy ngày Rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm, vào tối ngày Rằm tháng Giêng, nhà vua đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, trên khắp các ngả đường, thôn xóm, nhà nhà đều treo đủ các loại đèn lồng với nhiều hình dáng, màu sắc sặc sỡ để mọi người thưởng thức.
- Đến năm 104 TCN, Tết Nguyên tiêu đã chính thức trở thành ngày Tết lớn của nhà nước Trung Hoa. Quy mô của ngày Tết Nguyên tiêu cũng vì thế mà được mở rộng thêm và cứ thế lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Qua cả nghìn năm nước Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, nhiều nét văn hóa của họ đã du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt đã biến đổi nó để phù hợp với văn hóa Việt, Tết Nguyên tiêu cũng vậy, mang bản sắc rất riêng của người dân Việt với nhiều hoạt động thú vị.
3. Ngày Tết Nguyên tiêu có các hoạt động gì?
- Cúng gia tiên: Với nhiều người Việt Nam, đây đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài... nhưng bao giờ cũng có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi.
- Đi chùa cầu an, lễ Phật; Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt. Nhân tiết xuân còn đưỢm, người ta thường hay tổ chức hành hương các chùa để cầu phước, mong được mua may bán đắt, danh lợi hanh thông... Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên, người Việt theo đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão tin rằng ngày ấy Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật tử. Trong ngày này, người ta còn đến chùa làm lễ cúng sao để giải hạn.
- Treo lồng đèn: Trong ngày này, nhiều nơi cũng tổ chức lễ hội đèn lồng. Đèn lồng trong ngày Tết Nguyên tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, hoa cỏ, chim muông v.v... ở Hội An (Tỉnh Quảng Nam) thường tổ chức lễ hội đèn lồng rất lớn, thu hút nhiều khách du lịch đến thưởng lãm.
- Theo lời các bô lão, thời xưa, Rằm tháng Giêng vốn là ngày Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, vua cho mở tiệc lớn tại vườn thượng uyển, cho vời các Trạng Nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ca tụng ân đức nhà vua đã đem lại thái bình no ấm. Ngày nay, nhiều nơi cũng tổ chức những đêm thơ Nguyên tiêu tao nhã với đông đủ văn sĩ tham gia.
4. Tục ngữ, ca dao về rằm tháng Giêng
Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng
***
Lễ phật quanh năm,
Không bằng hội rằm tháng Giêng
***
Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,
Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ không,
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy
Viết bình luận