Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán
Lễ tiết là một bộ phận văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là việc tổ chức những nghi lễ theo một khuôn mẫu nhất định, vào những thời điểm của tự nhiên theo chu kỳ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Lễ tiết có ý nghĩa cơ bản là thể hiện ý tưởng về sự Trường tồn cuộc sống, khao khát của con người với sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân. Ý tưởng vũ trụ, thiên nhiên và con người là một khối thống nhất trong vòng quay của vũ trụ.
Lễ tiết là cái mốc phân đoạn chuỗi thời gian vĩnh hằng trong đời sống con người.
Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của dân tộc về phân đoạn thời gian trong năm.
Vì vậy, lễ tiết đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nguồn gốc Tết Nguyên đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng giêng, nhằm tháng Dần.
Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050 - 256 trước Công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đến đời Đông Chu, Không Phu Tử ra đời, đổi ngày Tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi vế tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mùng một cho đến hết ngày mùng bảy.
Viết bình luận