Tập tục thờ cúng trong nghi thức lên đồng

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đổng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đổng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Tập tục thờ cúng trong nghi thức lên đồng

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ) như đi trên than hồng, xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên qua hai má và xuyên qua quả cau trong miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (một hình thức thắt cổ,có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng,Thanh Đồng là nam giới và được gọi là “cậu", nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đổng". “Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt... Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều “giá”. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đổng đang ở một “giá” mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đổng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa... Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.

Trong lúc Thanh Đồng đang hóa thân thì phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng

Trong lúc Thanh Đồng đang hóa thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người đứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống... Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.

Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là “Cung văn“) sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đổng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước... Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.

Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm - dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mệnh tương lai của mình.

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.

Trình tự của lễ lên đồng

Đây là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác các ông đổng, bà đổng, là sự tái hiện các hình ảnh các vị thánh nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu. Nghi thức lên đồng mang những sắc thái địa phương, trong đó có kể đến Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Trong lên đồng, mỗi lần một vị Thánh nào đó nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng (nhập đồng) rồi lại xuất hồn (thăng đồng) thì gọi là một giá đồng. Trong một giá như vậy, đầu tiên là một vị Thánh nhập đồng, thay trang phục, làm lễ cúng Thánh Mẫu, nhảy múa, ban phúc lộc, phán truyền rồi thăng đổng (xuất đổng).

Trong lên đồng, mỗi lần một vị Thánh nào đó nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng (nhập đồng) rồi lại xuất hồn (thăng đồng)

Trong nghi thức hầu bóng, để cho Thánh nhập người hầu đồng phải thoát khỏi trạng thái tâm lý bình thường, họ không còn là họ nữa, mà chỉ là cái xác để Thánh nhập vào, do vậy mà tùy từng vị thánh mà người hầu đồng có những hành động, tư thế nét mặt khác nhau sao cho phù hợp với vị thánh đó. Để tạo lên trạng thái tâm lý như vậy, ông đồng, bà đồng phải đưa mình vào trạng thái ngây ngất này, ngoài bàn thờ và hương khói các màu sắc mạnh của đồ thờ, quần áo còn có vai trò của âm nhạc, lời hát, tiếng trống, rượu, trầu, thuốc lá...

Nghi lễ mở đẩu

Trước khi hầu đồng, ông đồng, bà đồng thông qua người chủ đền phải làm lễ chúng sinh và lễ Thánh. Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm, trên đó có các đồ vàng mã cắt thành hình quần áo, tiền, vàng, thỏi bạc, những bát cháo, bánh trái và thức ăn khác. Có khi trên mâm còn có mấy đồng tiền bỏ vào mâm, chậu nước dành cho những vong hồn chết đuối. Lễ chúng sinh có mặt trong tất cả các nghi lễ của tín ngưỡng Tứ Phủ và các tín ngưỡng dân gian khác, dành cho những vong hồn chết dữ hay không có người thừa nhận, không có người hương khói cúng giỗ.

Trang phục

Về nguyên tắc mỗi vị thánh nhập đổng thì phải có trang phục riêng, do vậy có bao nhiêu giá thì có chừng ấy bộ trang phục tương ứng. Những trang phục cơ bản không thể thiếu được trong các buổi hẩu đổng là khăn phủ diện màu đỏ dùng chung cho tất cả các giá đồng khi Thanh đổng giáng đổng hay thăng đổng, các loại áo dài, các loại mũ, khăn, thắt lưng, dai, thẻ ngà vòng... Điểu đặc biệt là màu sắc trang phục phải phù hợp với từng Phủ của vị thánh đó như Tiên Phủ - màu đỏ, Nhạc Phủ - màu xanh, Thoải Phủ - Màu trắng, Địa Phù - màu vàng.

Con nhang đệ tử

Là tín đồ của đạo Mẫu, con nhang là những người đã làm lễ đội bát hương, gửi bản mệnh của minh (bát hương) vào một đền phủ nào đó để thờ thần linh Tứ Phủ che chở.

Hằng tháng, cứ ngày mùng một và ngày rằm phải đến đền mà mình gửi bát hương để cúng lễ.

Đệ tử có thể là những người chưa gửi bát hương vào đền phủ nhưng có lòng tin vào sự linh thiêng của Thánh Mẫu. Do vậy vào dịp lễ Tết hay lên đổng họ thường tham dự và cầu xin Thánh Mẫu ban tài lộc.

Viết bình luận