Văn khấn Thờ cúng gia tiên

Thờ cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời là lập ban thờ tại gia và cúng bái hương khói vào những ngày sóc, vong, giỗ tết. Theo tục lệ, vào ngày tuần, ngày kỵ hoặc khi gia đình có những biến cố xảy ra như việc hiếu hỷ, sự kiện lớn... thì mọi người đều làm lễ cáo Gia tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là để xin Gia tiên phù hộ. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, tính chất và quy mô của các lễ, đồ lễ thường có tuần rượu, hoa quả, xôi chè, oản chuối, hương vàng và nước lạnh ở cỗ mặn. Trong trường hợp cần phải có lễ, gia chủ có thể chỉ cần thắp một nén hương và một chén nước lạnh, nhưng cốt phải có lòng thành.

Thờ cúng gia tiên

Khi đã bày xong đồ lễ, người làm lễ quần áo chỉnh tề, thắp hương cắm vào bát hương rồi cung kính đứng trước ban thờ khấn. Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong, gia chủ lễ bốn lễ, thêm ba vái, gọi là bốn lễ rưỡi. Hương thắp bao giờ cũng thắp theo số' lẻ như 1, 3, 5... vì theo quan niệm của người Việt cổ, số lẻ thuộc về thế giới âm. Sau đó, con cháu trong gia đình lần lượt theo thứ bậc tới lễ trước ban thờ bốn lễ rưỡi. Nghi thức trên thường chỉ cần thực hiện trong những buổi giỗ chạp. Bình thường chỉ cần gia chủ khấn lễ là được.

Ngày nay, nghi thức trong lễ bái để đơn giản hơn, người ta có thể vái thay cho lễ. Trước khi khấn, vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn thay cho bốn lễ rưỡi.

Hiện nay, tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một nghi lễ không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam. Đạo làm con phải biết phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống và phải biết phụng thần thánh mà đời tiếp đời phải tuân thủ, tự giác thực hiện. Nếu ai đó làm sai đi hẳn gánh chịu hậu quả “Sóng trước xô đâu, sóng sau đổ đấy ”.

Ngày kỵ Gia tiên, tức là ngày giỗ người thân trong nhà, nên có lễ cáo hôm trước, hoặc đèn hương từ sớm đến chiều cúng, tức là có ý mời trước, thể hiện thịnh tình đối với Hương linh.

Theo thông lệ xưa thì thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời là lập ban thờ tại gia và cúng bái hương khói vào những ngày sóc, ngày vọng, giỗ Tết. Vào ngày tuần, ngày kỵ hoặc khi gia đình có những biến cố xảy ra như việc hiếu hỷ, sự kiện lớn... thì mọi người đều làm lễ cáo Gia tiên, trước là để trình bày sự việc, sau là để xin Gia tiên phù hộ.

1. Ban thờ gia tiên

Từ xưa, trong mỗi gia đình người Việt đều có ban thờ tổ tiên. Ngoài ban thờ gia tiên ở chính giữa ngôi nhà chính, còn có nhiều ban thờ khác như ban thờ Thổ Công, ban thờ thần tài, ban thừ tiên chủ, thờ Thánh sư... Gia đình theo đạo Phật còn có ban thờ Phật, Những người có căn đồng thì có ban thờ chủ vị hoặc lập hẳn một ngôi điện tại gian nhà riêng để thờ - gọi là thờ điện.

2. Ban thờ tổ tiên

Ban thờ tổ tiên là ban thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam. Người ta còn có sự phân biệt giữa nhà thờ họ và nhà thờ trong từng gia đình.

3. Ban thờ họ

Tất cả con cháu cùng một dòng họ dựng chung một ban thờ vị Thuỷ tổ, gọi là Từ đường của dòng họ. Ban thờ này có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Ngày xưa bài vị được ghi bằng chữ Hán. Nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng thì xây một đàn lộ thiên dựng bia đá, tên thuỵ của các vị tổ tông. Mỗi khi có giỗ tổ, hoặc có tế tự ở một chi họ, thì cả họ hoặc riêng chi họ đó ra đàn thiên cúng tế.

Có nhiều họ có nhà thờ riêng với ban thờ Thuỷ tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ ly hoả. Chỉ khi nào trưởng nam không có con trai nối dõi thì việc cúng bái mới chuyển sang chi, họ. Nhiều họ lớn chia thành nhiều chi. Mỗi chi lại đông con cháu thì ngoài việc tham gia ngày giỗ tổ toàn họ còn có ngày giỗ tổ riêng của chi họ. Các chi đều có nhà thờ riêng, cũng đưỢc gọi là ban thờ Từ đường.

Hiện nay, trên ban thờ nhiều gia đình ở nông thôn vẫn còn bức hoành phi mang dòng chữ nói rõ đó là Từ đường của chi họ nào. Từ đường có nghĩa là nhà thờ. Trên ban thờ này có bài vị của ông tổ nên gọi là Thần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như thần chủ của Thuỷ tổ họ sẽ được thờ mãi mãi.

Có nơi ban thờ gia tiên được sắp xếp ban thờ riêng của từng gia đình còn gọi là Gia tự, hay ban thờ Gia tiên. Ban thờ gia tiên được thiết lập ở gian giữa chính. Những người con thứ không cần phải có ban thờ gia tiên vì không phải cúng giỗ. Nhưng vì lòng thành kính với tổ tiên, họ vẫn dựng ban thờ để cúng vọng.

4. Sắm lễ

Lễ vật cúng Gia tiên thì tùy theo hoàn cảnh và tấm lòng của mỗi gia đình, nhiều ít, các món mà Tiên linh sở thích... do gia chủ bày biện ít hay nhiều. Đa phần đồ lễ thường có tuần rượu, hoa quả, xôi chè, oản chuối, hương vàng, nước lạnh ở cỗ mặn.

Sắm lễ

Khi sắm lễ xong, bày hết lên ban thờ Gia tiên, người làm lễ quần áo chỉnh tề, thắp nén hương cắm vào bát hương, rồi cung kính đứng trước ban thờ, trước khi khấn phải vái 3 vái, cốt là phải thành tâm.

5. Khấn gia tiên

Sau khi đã dâng lễ vật lên ban thờ. Thắp hương đèn, nến đầy đủ, người ta bắt đầu khấn. Văn khấn bao gồm một số nội dung mà người khấn phải đọc như: Nói rõ ngày tháng làm lễ, lý do làm lễ, ai là người đứng ra lễ, nói rõ họ tên, tuổi, sinh quán, đồng thời liệt kê lễ vật và cuối cùng là lời đề đạt cầu xin.

Lễ vật cúng gia tiên phải thanh khiết, cỗ bàn nấu xong phải đem cúng gia tiên trước, không một ai được đụng đến. Trong trường hợp gia trưởng chưa kịp làm lễ cúng vì nhiều món, chưa chuẩn bị xong, thì món nào đã nấu xong phải múc để riêng cho việc cúng tế. Sau khi cúng tế xong, con cháu xin lộc rồi mới thụ lộc.

5.1 Văn khấn gia tiên ngày giỗ (hay có việc muốn kêu cầu)

Hôm nay là ngày........tháng..........năm ....................

Cháu nối việc phụng thờ tên là .....................................

Cùng toàn gia, con cháu đang ở thôn... xã (phường)......huyện (thành phố)... tỉnh…….

Cúi đầu trăm lạy trước linh vị.........................................

Nhớ tới ngày kỵ (hay có việc gì muốn kêu cầu)

Kính dâng lễ mọn: Hương hoa phù tửu, kim ngân tỉnh quả...

Bày tỏ tấc thành trước liệt vị tôn thần tọa tiền, kính cáo Gia thần.

Kính mời ông... quý công, tên tự là... hiệu là... và bà... đồng lai phối hưởng.

Tưởng nhớ công ơn biển trời khi trước

Lại nhìn xem cảnh vật tươi đẹp hôm nay

Trộm nghĩ:

Ăn quả nhớ người trồng cây

Cúi trông thấu tỏ tấm lòng ngưỡng mộ.

Âm phù cho gia cảnh phấn chấn, con cái sinh sôi

Mắt tuệ xét soi, xúi tránh mọi hung tai quấy nhiễu.

Phép thiêng vùng vẫy, khiến gặp nhiều phúc lộc yên vui

Lại mời chư vị Gia thần chứng giám lễ thường che chở giúp đỡ.

Cầu mong sao xiết

Cung kính dâng theo điều nguyện.

Cẩn cáo.

Đất nước ta phải trải qua các thời kỳ chiến tranh cùng những biến động xã hội do vậy có nhiều trường hợp thất lạc ngày giỗ, thậm chí còn thất lạc mồ mả. Do vậy con cháu phải chọn ngày cúng chung, do vậy sẽ đọc bài:

5.2 Khất kỵ hợp cúng văn

Hôm nay là ngày... tháng... năm ........

Thừa tự cháu là .... đồng gia quyến hiện ở tại thôn...xã (phường).... huyện (thành phố).... tỉnh.... nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin cùng gia quyến nhất tâm phụng sự Gia tiên.

Nhân ngày.......... tháng........ giỗ nhiều vị, hoặc gần hoặc xa, trước sau xa cách. Các ông... quý công hiệu... bà... hiệu .................

Xin cùng đến ngày hôm nay hợp kính nhất duyên.

Trên ban thờ cỗ bàn bày biện, hoa quả chi nghi.

Con cháu gần xa kính mời chư vị chứng giám.

Lại kính mong tổ hiệu cùng chư vị...

Hôm nay cũng như các ngày giỗ khác

Cung vọng liệt vị Tổ tiên cùng về chứng giám

Kính mong chư vị nhận cho lễ vật, ban phúc gia ân

Nếu có lỗi lầm kính xin đại xá.

Cẩn cáo.

Qua bài khấn trên, đủ biết thành phần mời về trong ngày hợp cúng này, nên gia chủ sắm biện chứ ý đến số lượng bát đũa, để tránh sự thất thố đối với Tổ tiên cũng như người đã khuất.

Lưu ý: Nên để một vài bộ bát đĩa thờ, mỗi bộ 4 bát đề phòng. Số lượng chư vị và khách mời của chư vị có thể cùng về chứng giám .

6. Lễ tạ

Sau khi gia chủ và mọi người trong gia đình lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần hương. Lúc đó gia chủ tới trước ban thờ cung kính lễ tạ. Lễ tạ là lễ tạ ơn gia tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã nhận được những lễ vật của con cháu dâng lên. Lễ xong gia trưởng hạ vàng mã trên ban thờ đem hoá (tức là đem đốt đi). Sau tất cả các thủ tục lễ tạ xong, đồ lễ mới được hạ xuống. Thông thường, việc lễ tạ chỉ do một mình gia trưởng đảm nhiệm. Nhưng để cung kính hơn, sau gia trưởng, những người khác trong gia đình cũng có thể lễ tạ.

Viết bình luận