Lễ Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu - Lễ rằng tháng Giêng)
Mục lục nội dung
Ngày rằm tháng Giêng còn gọi tiết “Thượng nguyên’’ hay “Nguyên Tiêu”. Theo các tài liệu của Trung Hoa thì ngày rằm tháng Giêng, là tháng đầu trong năm, nhân trăng sáng, tiết trời ấm áp nhà vua cho mở tiệc mời các quan trạng dự tiệc ngắm trăng, thưởng hoa đổng thời ngâm vịnh thơ ca nên còn gọi là tết Trạng Nguyên. Người ta còn tổ chức bơi thuyền có treo đèn, kết hoa, hoặc tổ chức các trò vui dưới đêm rằm trăng sáng. Có người cho rằng rằm tháng Giêng là ngày vía của Thiên quan nên tại các đền chùa thường làm lễ dâng sao giải hạn. Một số gia đình cũng sửa lễ giải hạn đầu năm . Lại có sách cho rằng ngày rằm tháng Giêng là ngày vía của đức Phật A-di-đà nên các tín đồ nô nức lên chùa lễ Phật: “Lễ cả năm, không bằng lễ rằm tháng Giêng ”.
1. Sắm lễ
Ngày Tết nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.
Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.
Cúng Gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, tinh khiết.
Các vật phẩm khác như:
-
Hương hoa vàng mã;
-
Đèn nến;
-
Trầu cau;
-
Rượu.
2. Văn khấn Tết Nguyên tiêu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Huynh Đệ, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:......................................................
Ngụ tại:....................................................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ........... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thâu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.............. nghe lời cầu khẩn, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ, độ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Theo một số sách địa chí của Việt Nam thì từ trưa ngày 14 đến hết đêm rằm tháng Giêng có lệ treo đèn kết hoa, thường gọi là hội hoa đăng. Vào dịp này người ta làm đèn đủ các kiểu, có cả đèn kéo quân, đèn “phụng tổ ”, đèn “phụng thần”. Trên đèn người ta trổ các dòng chữ phản ánh ước muốn hoặc cầu mong Thánh thần phù hộ như: “Nhất bản vạn lợi” (một vốn bốn lời), “Phong điều vũ thuận ” (mưa thuận gió hoà), “Hải yến hà thành ” (sông trong biển lặng).
Cũng có người làm đèn để chúc mừng nhau nên tạo chữ “Bách phúc lai thành” (mọi phúc đều nên), hay “Nhân khang vật thịnh ” (người yên của nhiều)... Riêng đèn “phụng Thần ”, “phụng Phật” đều hết ngày rằm thì đem hóa giá, ai mua được phải khao làng. Có những đèn của bạn bè thân thiết chúc nhau thì đêm 14 tự động đem đến treo ở cửa nhà bạn, do vậy ngày hội hoa đăng khá sôi động, vui vẻ. Bởi một số người quan niệm là ngày vía Thiên quan nên những tư gia có điều kiện thường làm “lễ dâng sao” mong cho tai ách trong năm được giải trừ.
Viết bình luận