Thờ cúng Thần Tài và Ông Địa

Phong tục thờ cúng Thần Tài và Ông Địa

1. Phong tục thờ cúng Thần Tài và Ông Địa

Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, bàn thờ Thần Tài có cách bài trí khác với bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ Thổ công. Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội, hay ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén hương phải xin phép gia chủ.

Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà

Về Ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành hỏa và mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông Địa, Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa...) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.

Ngoài bàn thờ gia tiên, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm đĩa trái cây, chung rượu, tách nước.

Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ", có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phúc, trừ ma diệt quỷ.

Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của thần Đất là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Khi những cư dân từ miền Trung vào khai khẩn vùng đất Nam bộ, họ gặp phải rất nhiều khó khăn (thiên nhiên khắc nghiệt, thời tiết thất thường, thú dữ hoành hành... và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt đầu hình thành để giúp họ trấn an trên con đường mưu sinh.

Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được họ mang vào phương Nam để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài chẳng qua là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.

Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có loại tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thỏi vàng xuống.

Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyển uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lộc tấn. Vì vậy, cư dân Nam bộ hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với thổ Địa vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.

Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

2. Chọn vị trí thờ cúng Ông Địa

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài và ông Địa là phải từ bàn thờ, ông Địa và Thần Tài phải quan sát được hết sự ra vào của khách. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp điểm thân sát để tính, chọn lấy các cung thiên lộc, quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

Thiên lộc

Lộc là phương lâm quan của tuế can, tính của Ngũ hành, lâm quan tới cát. Lâm quan là thời dương thịnh, đang lên phơi phới, là đúng đạo sinh thành, gần tới vượng mà là lộ, bởi đã vượng thì thái quá.

Lộc là cách có lộc ra chính môn. Nhà có cách này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng. Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa sinh - vượng lộc, tránh không vong tử, tuyệt. Nếu mộ, không vong, tử, tuyệt thì khí tán, không tụ, là vô dụng. Có lộc cũng như không. Tài sản dù có như nước, rồi cũng tiêu tan hết. Đó gọi là tuyệt lộc. Nếu gặp thai khí thì mặc dù vẫn phát đạt, nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo, con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch. Trong gia đình hay sinh nội loạn, cãi vã, cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên. Lộc cung là cát cung, vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra, còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ. Tất cả được lộc đều tốt. Tuy nhiên Lộc phải cư đúng cung tài, là lộc cư lộc, mới thật là đắc cách, mới thật sự tốt đẹp.

Quý nhân

Quý nhân thiên ất là vị thần đứng đầu cát thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phi phù.

Nhà có chính môn ra quý là dại cát khánh, gia đạo bình an, hòa thuận, hỉ khí đẩy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là thần giải tai ách, nên nhà ra quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ, gặp ách có người giải cửu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng quan, tiến chức, học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp. Quý nhân gặp sinh, vượng, thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, không thích mẹo vặt, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú. Nếu ngộ không vong, tử, tuyệt thì nguồn phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi. Lại hay sinh người tính tình cố chấp, bảo thủ mà suốt đời vất vả, không nên người. Quý nhân ra thai khí, nếu lại gặp đào hoa thì nam, nữ tuy thông minh, tuấn tú nhưng nam thì hiếu sắc, nữ thì dâm đãng, làm bại hoại gia phong, lại hay mắc bệnh tật và trong nhà dễ có người tự ái, tự vẫn vì tình.

Quý nhân là cát khí rất tôn quý, nên gia vào cung nào cũng rất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ đều tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có âm quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân thiếu máu, động thai, sinh con dù cố đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuối cùng phải tự vẫn. Tài sản tiêu tán, yêu ma hoành hành, gia đình có người bị cướp bóc, chém giết máu me thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên.

Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào gầm, vào chỗ tối tăm). Ông Địa và Thần Tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm.

3. Cách sắp đặt bàn thờ Ông Địa

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị như đã nói ở phần trên. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, nên dùng keo 502 dán chết bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý “Đông bình - Tây quả”, đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất, nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái từ ngoài nhìn vào, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước. Cái này làm minh đường Tụ Thủy - Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

4. Tập tục thờ cúng Thần Tài

Người Việt xưa tin rằng Thần Tài là vị thần mang tài lộc đến cho gia dinh, nên người ta tin thờ. Mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Sở dĩ người ta thờ Thần Tài ở xó xỉnh là do điển tích: xưa kia lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo; được Thủy thần cho một nô tì tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm đã giàu to. Về sau, nhân một ngày Tết, Âu Minh đánh Như Nguyện. Sợ hãi Như Nguyện chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, Âu Mình sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.

Người ta bảo Như Nguyên là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó, ngày Tết ta có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm, sợ hốt mất Thần Tài trong đống rác đổ đi, thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Cũng theo sự tích trên, Thần Tài là một vị nữ thần.

Bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài

Vì theo điển tích trên mà bàn thờ Thần Tài không được đặt ở trên cao, ở một nơi quang đãng trong nhà, mà thường được thiết lập ở những nơi xó xỉnh - góc nhà hoặc hàng hiên, và bàn thờ cũng không cần to tát, chỉ là một cái khán nhỏ sơn son thếp vàng, có khi chỉ là một thùng gỗ dán giấy đỏ.

Bên trong khám dán bài vị của Thần Tài, cũng viết trên giấy đô. Chữ viết thường bằng kim nhũ: Ngũ phương ngũ thổ Long thần; Tiền hậu địa chủ Tài thần. Hai bên bài vị có đôi câu đối: Thổ năng sinh bạch ngọc; Địa khả xuất hoàng kim (Đất hay sinh ngọc trắng, Đất khá có vàng ròng). Đôi câu đối này có thể thay đổi; nhưng bao giờ cũng có một đôi. Trước bài vị là một bát hương kê trên một trăm vàng thoi. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp (để không bốc cháy lên khám). Gia chủ còn thu xếp để có chỗ đặt mấy chén nước, rượu. Cũng có một mâm bổng để bày hoa quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc trên mặt khám mấy chữ đại tự, và ở hai bên có đôi câu đối dại ý xưng tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và sư cầu mong của gia chủ.

Nghi thức cúng Thần Tài

Nghi thức cúng Thần Tài

Dân ta chỉ cúng Táo quân trong những ngày sóc vọng và giỗ Tết, nhưng lại cúng Thần Tài quanh năm. Trong những ngày sóc vọng, giỗ Tết, lễ cúng Thần Tài có khi cúng mặn, thậm chí là cả một mâm cỗ. Trong những ngày thường, lễ cúng rất đơn giản, chỉ có trầu nước, đôi khi thêm một đĩa trái cây.

Mỗi buổi chiều, bàn thờ Thần Tài được thắp hương lên, có khi gia chủ khấn vái, có khi chỉ khấu thủ trước bàn thờ. Chỉ trong ngày sóc vọng, giỗ Tết, sự khấn vái mới cần thiết. Văn khấn Thần Tài cũng như văn khấn Thổ công, chỉ thay đổi chỗ cung thình... Tài thần vị tiền...

5. Sinh tài vượng vị và cách đặt Thần Tài

Phương vị này còn được gọi là tài vị, nó khác với phương chính thần trong huyền không học. Có 3 thuyết nói về phương vị này khác nhau:

- Thuyết thứ nhất là theo trường phái huyền không, chọn phương chính thần làm phương của tài vị.

- Thuyết thứ hai là theo phi tinh của huyền không, phương này cho rằng phương của tam bạch phi đến mới là phương của tài vị. Tam bạch chính là: Nhất bạch, lục bạch và bát bạch.

- Thuyết thử ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương tài vị: Huyền không phi tinh có nhiều điểm rất hay, nó có thể giải thích các hiện tượng động đất, sụt lở, hỏa hoạn, trộm cướp, chết người, đau bệnh, làm ăn thua lỗ... mà các trường phái bát trạch minh cảnh và dương trạch tam yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc tĩnh, các phương vị, an sao đều cố định nên gặp tai nạn thì không thể nói được khi nhà và sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái huyền không thì các phi tinh luân chuyển, khó có được năm tháng ngày giờ trùng sao lại như nhau, năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thi rất hiếm hoi. Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác, đi kèm với sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi, hoặc còn ảnh hưởng với sao của trạch vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau, thiên hình vạn trạng. Sự huyền diệu của phi tinh là vậy, nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các vượng khí, phi tinh vào dương trạch, phải biết lúc nào áp dụng phương pháp nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào, bởi nó là nơi tập trung quyền lực trong một căn phòng.

Các điều nên ở tài vị

- Nơi phương tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đối không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.

- Nơi phương tài vị nên có sinh cơ, tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt, phải nhớ là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn (nê thổ), không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên kiếm các loại cây lá to, dày, lá xanh mãi như cây vạn niên thanh chẳng hạn.

- Nơi phương tài vị tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của tài vị hay nói cách khác là được thấm nhuần nguồn tài vị nơi đó, sẽ giúp ích cho vài vận người trong nhà

- Nơi phương tài vị nên đặt giường ngủ là rất thích hợp. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao các sách bày bán trên thị trường luôn khuyên “đặt giường chéo góc với cửa phòng", có điều họ không nói rõ ra ý nghĩa bên trong. 1/3 thời gian trong ngày con người nằm ngủ nghỉ nơi đó, thường xuyên hít thở nguồn tài khí nơi đó cũng rất tốt cho tài vận vậy.

- Nơi phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng lát lành. Bởi phương này là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm 1 biểu tượng cát lành thì tốt càng thêm tốt, như gấm thêu thêm hoa vậy.

Các điều kỵ của tài vị

- Nơi phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tổn hại đến tài vận của phòng đó.

- Nơi phương tài vị tối kỵ thủy. Đấy cũng là lý do vì sao ở trên lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là cát thần lạc thủy.

- Nơi phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thể trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục “tàng phong tụ khí ” trong phong tục, tài vận mới tụ được.

- Nơi phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ... sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.

- Nơi phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên đại kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bặm nơi đây.

- Nơi phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến tài vận, sinh kế.

Viết bình luận