Tập tục thờ Mẫu trong văn hóa Việt

Có người cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Việt Nam, được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẹ Đất vốn đã có trong thời tiền sử.

Tập tục thờ Mẫu

Trên một đất nước đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, khi muốn nhận diện, phân biệt nhất là đối với những hình thức tín ngưỡng bản địa còn mang nhiều dấu vết nguyên thủy của cư dân nông nghiệp, ta không thể tránh khỏi những khó khăn.

Với đạo Mẫu cũng vậy, sự nhận diện dễ dàng cũng không thể có được, bởi những nơi thờ riêng, vì bề ngoài nó cũng giống như một ngôi chùa, một ngôi đình, hay một ngôi đền bất kỳ nào khác.

Điện thờ Mẫu có ở khắp mọi nơi trên đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, và cả ở trong khu cư trú của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có nơi nó tồn tại là một đền phủ nguy nga, có nơi nó chỉ là một bàn thờ khiêm tốn đặt tại một góc trong một ngôi chùa, một điện thờ nhỏ trong từng gia đình. Cho nên người ta chỉ nhận diện được nơi thờ Mẫu khi quan sát từng nét riêng trong từng chi tiết của kiến trúc tổng thể của điện thần, và nhất là ở sự bày bố điện thờ, và những nghi thức cầu cúng. Chính những nét riêng ấy đã làm nên những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (xuất phát từ quan niệm nguyên thủy: mọi vật đều sinh ra từ Mẹ) khiến cho tín ngưỡng này là một hình thức tín ngưỡng thuần phác, đặc biệt của dân tộc Việt.

Cấu trúc bàn thờ Mẫu

Trong tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp, dòng sông, con suối, hổ nước... tức là những nơi cỏ nước mang tính nữ (Âm). Vì vậy hầu hết các điện Mẫu thường được xây dựng cạnh sông, cạnh suối, cạnh hổ, cạnh cửa biển... và các cửa điện Mâu bao giờ cũng được đặt quay về phía nguồn nước, những nơi tụ thủy tụ phúc, những mong làm ăn phát đạt. Cho nên, nếu như không chọn được cái thế đất lành tự nhiên có sông hổ ôm bọc... thì trong khuôn viên dựng điện Mẫu, người ta sẽ phải làm hồ, ao, giếng để dựng lại một không gian cần phải có, ứng với thuật phong thủy của người xưa. Cũng để tạo tính âm, nhiều điện Mẫu ở vùng cao thưởng được dựng trong các hang động, hoặc xây dựng thêm nhiều các hòn non bộ, với những ngọn đá lô xô mọc lên từ đất hoặc dầm chân trong nước.

Cấu trúc bàn thờ Mẫu

Cấu trúc không gian trong các điện thờ Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bài trí sắp xếp theo ba tầng: tầng trên không, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng trệt. Đây là một điều rất riêng vì không có tôn giáo tín ngưỡng nào bài trí như vậy. Ở tầng không là sự hiện diện của đôi mãng xà (còn gọi là ông Lốt) tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên xà ngang phía trái, bên trên bàn thờ.

Ở tầng ngang trên ban, bệ thờ, có khi chỉ có một bàn, có khi là một dãy bàn từ ngoài vào cao dần (tùy từng nơi), là nơi ngự của các thánh Mẫu (cũng có khi chỉ một tượng Mẫu) và các chư vị thánh.

Ở hạ ban (tầng trệt) bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ hổ tướng quân, với biểu trưng là tượng, hoặc bức tranh hổ; phía trước có đặt một bát hương.

Cấu trúc ởt tầng ngang của nơi thờ Mẫu đơn giản nhất cũng bao gồm các bàn thờ sau:

- Hậu cung (nơi đặt bàn thờ Tam tòa thánh Mẫu) chính giữa, ở vị trí cao nhất là tượng bà chúa Liễu Hạnh mặc sắc phục đỏ (có nơi màu vàng) đó là Mẫu Thượng thiên.

Thấp hơn vể bên hữu là Mẫu đệ nhị, sắc phục trắng - Mẫu Thoải

Tương ứng về phía tả là Mẫu đệ tam, sắc phục xanh - Mẫu Thượng Ngàn.

- Phía trước hậu cung Tam tòa thánh Mẫu là một bàn thờ lớn, bàn thờ này gồm ba lớp thừa tư. tính từ hậu cung trở ra.

+ Lớp thứ nhất: Giữa là vua cha Ngọc Hoàng, bồn tả là vị Nam Tào, bên hữu là vị Đắc Đẩu.

+ Lớp thứ hai: gồm năm quan lớn (gọi là Ngũ vị thái tử).

Đệ nhất: áo đỏ, quan Thượng thiên

Đệ nhị: áo xanh, quan Giám sát

Đệ tam: áo trắng, quan Thủy phủ

Đệ tứ: áo vàng, quan Khâm sai

Đệ ngũ: áo đen (tím, lam), quan Tuần Tranh.

Năm màu áo này tượng trưng cho màu của Ngũ hành: Kim (trắng), mộc (Xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng).

+ Lớp thứ ba: gồm hai ông hoàng Bảy và ông hoàng Bơ, với sắc phục thường là màu tím và màu trắng.

- Hai bôn tả hữu của bàn thờ nói trên là bàn thờ đức thánh Trần Quốc Tuấn (bồn tả) bàn thờ Chúa Sơn trang (bồn hữu).

- Ngoài cùng là những bàn thờ thần hoàng thổ địa, thủ đến tại vị; bàn thờ Cô, Cậu...

Nghi thức thờ Mẫu

Tại điện Mẫu, người ta tiến hành những nghi thức thờ cúng thánh Mẫu, cùng các chư vị thần thánh để cầu mong lấy phúc, lộc, sức khỏe, tiền tài. Ở mặt sinh hoạt này đạo Mẫu đã khẳng định tính đặc thù của minh.

Ở bất cứ nơi thờ Mẫu nào, trước bàn thờ Mẫu bao giờ cũng treo tầng lớp lớp những đồ vàng mã, nhưng phổ biến và không thể thiếu là nón (tu lờ, quai thao, nón chóp), hài, thuyến rổng, đèn lổng đủ loại đủ màu, với nhiều kích cỡ khác nhau, sở đĩ có treo những đồ vật ấy vì trong đạo thờ Mẫu, từ thánh Mẫu tới hàng quan, hàng chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu đểu gốm các vị thần linh có gốc gác từ mọi miền đất nước, chốn núi rừng, nơi ven biển. Điếu này cũng thể hiện ngay trong những bộ xiêm y rực rỡ mặc trong những điệu múa thiêng khi làm lễ trước điện.

Nghi thức thờ Mẫu

Trước điện Mẫu, không biết từ bao giờ đã ra đời một lễ thức khá đặc biệt, độc đáo, mà ngày nay nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định nó là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian gồm âm nhạc, hát văn và múa thiêng, tập trung lại trong một hình thức sân khấu tâm linh đặc thủ, đó là hầu bóng.

Viết bình luận