Hình thái thờ cúng tập thể - Thành Hoàng làng trong tâm thức dân gian
Nguồn gốc tục thờ Thành hoàng làng
Trong phạm vi gia đinh, người Việt thờ tổ tiên và một số vị thần như Táo công, Thổ công, Thần Tài... ; ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Thành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam.
Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: “ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh..”.
Thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật và gọi ông “Thần hoàng” là sai nghĩa, vì cái tên này chỉ là thứ nghi lễ “đốt tờ giấy vàng”, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này ở trong Nam bộ không có.
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có 3 hạng:
- Thượng đẳng thần là những thần danh sơn đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đổng tử, Liễu Hạnh công chúa... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thẩn như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... Các vị này khi sinh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bậc ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
- Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
- Hạ đẳng thần do dân xả thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bậc chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Ngoài ba bậc thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thẩn rắn, thần rết... Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chứ không được ghi nhận, không được phong tặng gì...
Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng chỉ là vài am miếu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; củng sơ sài, không tế lễ.
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (tổ nghề). Tục thờ Thành hoàng hay Thần hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Tôn thờ Thành hoàng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành hoàng làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được, là phương tiện, là động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.
Sử sách cho biết Thành hoàng đầu tiên ở nước ta là thần Tô Lịch - Thần Thành hoàng của thành Đại La, trụ sở của phủ đô hộ Đường tại nước ta (thế kỷ thứ IX). Thần Tô Lịch là do Lý Nguyên Gia và Cao Biền tôn vinh là "Đô phủ Thành hoàng thần quân", chữ Thành hoàng bắt đầu có từ đó. Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Cho nên sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.
Đã là Thành hoàng làng thì đại bộ phận có một lý lịch ghi thành văn bản gọi là thần tích hoặc thần phả, ngọc phả, phả lục... Những thẩn tích đó vừa là bằng chứng của tín ngưỡng dân gian, vừa là một thành phần của nền văn hóa dân gian. Nói cách khác, thần tích mà hiện nay còn lại chính là một sở hữu đồng thời một sáng tạo văn hóa phi vật thể của dải đất ngàn năm văn vật. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ cư dân. Đại đa số sự tích về Thành hoàng làng đểu là những truyền thuyết, sau này những truyền thuyết ấy được các địa phương chủ trọng và trở thành văn bản chính thức được Nhà nước công nhận, từ đó đã ra đời các Thần tích, Thần phả, sắc phong. Thành hoàng làng có nhiều nguồn gốc, có thể là nhân thần, có thể là nhiên thần, nhưng đều là các vị thần đã được lịch sử hóa hay huyền thoại hóa. Tuy nhiên các Thành hoàng được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thần...) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như tiềm ẩn quyến uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.
Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị Thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đinh làng. Nhưng có khi Thành hoàng chỉ là một người dân mà theo quan niệm, là người được các vị thần ban cho sú mệnh để sau này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành hoàng sống.
Tục thờ cúng Thành hoàng trong hội làng
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng Thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng. Hằng năm, ngày giỗ Thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình. Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
Nơi thờ phụng
Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Do vậy hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng của làng hay phường hội. Theo học giả Nguyễn Văn Tố thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua...
Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là ‘nghè’, nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đinh để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.
Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...
Vai trò, ý nghĩa của tục thờ Thành hoàng
Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hòa đồng, đất lề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng mộ Thành hoàng của người dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Lễ hội thờ Thành hoàng làng thực chất là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hóa giữa các làng xóm với nhau, là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng, là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể - thờ Thành hoàng làng trong tâm thức dân gian, tâm thức truyền thống của người dân. Đình làng là nơi thờ phụng Thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ Thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của Thành hoàng. Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Có thể cho rằng, Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.
Như trên đã nói, thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kì từ tầng lớp nào thì cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ nước giúp dân ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành... Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Viết bình luận